Nhận xét Hoàng_Xuân_Sính

Thầy hướng dẫn luận án tiến sĩ

Trong bản ghi chú Récoltes et Semailles của mình, nhà toán học người Pháp Alexander Grothendieck viết về bà: "[...] Một trường hợp đặc biệt khác là trường hợp của Bà Sính. Tôi gặp bà ấy ở Hà Nội tháng 12 năm 1967, trong một xê-mi-na do tôi trình bày tại trường sơ tán Hà Nội. Năm sau đó tôi đề xuất một đề tài nghiên cứu tiến sỹ cho bà ấy. Bà ấy làm việc trong tình cảnh khó khăn của chiến tranh; các liên hệ của tôi với bà ấy không được liên tục. Năm 1974/75, bà ấy đã có thể tới Pháp (nhân dịp Đại hội toán học quốc tế ở Vancouver), và bảo vệ luận án ở Paris (trước hội đồng chỉ định bởi Cartan, gồm có thêm Schwartz, Deny, Zisman và tôi). [...]"[19][6]

Về thành quả toán học của bà, Grothendieck viết trong một lá thư gửi R. Brown (ngày 5 tháng 5 năm 82): "[...] Quillen có một cách tiếp cận đầy hứa hẹn với các K-bất biến bậc cao mà, theo ông ấy, thực ra là tương đương với một trình bày theo kiểu tính toán một định nghĩa trừu tượng mà tôi đã nghĩ tới, dựa theo "các phạm trù n-Picard enveloping" của một phạm trù cộng tính C, mà, các bất biến π i {\displaystyle \pi _{i}} sẽ cho các bất biến K i ( C ) {\displaystyle K^{i}(C)} . (Trường hợp n = 1 {\displaystyle n=1} đã được xử lý bởi một sinh viên người Việt Nam của tôi tại thời điểm đó: bà Sính). [...]"[20][6]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Hoàng_Xuân_Sính http://math.ucr.edu/home/baez/hda5.pdf http://journals.math.ac.vn/acta/pdf/197802047.pdf http://journals.math.ac.vn/acta/pdf/198201117.pdf http://antg.cand.com.vn/ http://antg.cand.com.vn/Phong-su/Chuyen-nha-nu-toa... http://hnue.edu.vn/Tintuc-Sukien.aspx http://hnue.edu.vn/Tintuc/Tintonghop/tabid/260/new... http://hnue.edu.vn/Tintuc/Tonghopthongtin/tabid/26... http://khoahocphattrien.vn/ http://khoahocphattrien.vn/chinh-sach/gsts-hoang-x...